Không ít người đã tính đến chuyên vay tiền ngân hàng để sở hữu cho mình một chốn “an cư” mà yên tâm “lập nghiệp”. Nhưng có nên vay tiền ngân hàng mua nhà hay không? Có rủi ro gì không? Còn phương án tài chính nào khác không?… vẫn là những câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn.

Thực tế, các chuyên viên tư vấn bất động sản khuyên rằng, trước khi đưa ra quyết định có nên vay tiền ngân hàng để mua nhà, mua căn hộ chung cư hay không, bạn cần tìm hiểu kĩ các phương án tài chính của gia đình mình. Sau khi tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá từng phương án cụ thể, bạn sẽ tìm được câu trả lời phù hợp nhất. Cùng Kinhnghiembatdongsan.com tham khảo một số phương án vay tiền ngân hàng mua nhà, vẽ bức tranh toàn cảnh rõ ràng hơn nhé!

1.Có nên vay tiền ngân hàng để mua nhà hay không?
Hầu như cặp đồi cũng có mơ ước về một ngôi nhà
Phương án vay tiền ngân hàng mua nhà được nhiều gia đình lựa chọn

Hai vợ chồng anh A làm việc và sinh sống tại thành phố đã lâu. Trước kia, hai vợ chồng anh đều là sinh viên từ tỉnh lên, tốt nghiệp và ở lại thành phố làm việc. Bao năm đi làm, hai vợ chồng anh cũng mong muốn mua được căn nhà để được ổn định hơn, để an cư lạc nghiệp.

Tuy nhiên, đời không như là mơ, giá nhà đất, căn hộ bao giờ cũng cao, cao hơn rất nhiều so với tiền lương của hai vợ chồng. Hai vợ chồng anh A muốn mua nhưng tiền dành dụm bao nhiêu năm chỉ đủ mua một phần của ngôi nhà hoặc căn hộ (khoảng  25% – 50%). Hai vợ chồng cũng có tính đến vài phương án sau đây:

  1. Trường hợp 1: Để dành tiền, đủ tiền mới mua.
  2. Trường hợp 2: Vay người nhà, người quen hoặc vay tiền ngân hàng mua nhà, rồi trả góp.

Vậy 2 vợ chồng anh nên chọn phương án nào? Cùng phân tích trong bài viết này nhé!

2. Trường hợp 1: Có nên đợi đủ tiền để mua nhà?

Nếu hai vợ chồng anh A có tổng thu nhập 25 triệu/tháng, trừ hết mọi chi phí, hai vợ chồng anh quyết để dành 10 triệu để mua sắm nhà (40% thu nhập). Giả sử mỗi năm, thu nhập của hai vợ chồng anh tăng 5% (so với năm trước). Số tiền để dành cũng tăng theo. Để để dành được 1,5 tỷ mua nhà, 2 vợ chồng anh phải để dành trong nhiều năm. Các bạn xem cụ thể ở bảng bên dưới:

STT nămTiền dành dụm 1 năm(triệu đồng)Tổng tiền dành dụm(triệu động)
1120120
2126246
3132,3378,3
4138,915517,215
5145,86075663,07575
6153,1537875816,2295375
7160,8114769977,0410144
8168,85205071145,893065
9177,29465331323,187718
10186,15938591509,347104
11195,46735521704,814459
12205,2407231910,055182
13215,50275912125,557942
14226,27789712351,835839
15237,59179192589,427631

Có thể thấy, sau 10 năm, vợ chồng anh A sẽ để dành đủ 1,5 tỷ đồng để mua nhà.

Nhưng thực tế không phải vậy.

Khi chỉ có thu nhập, mà giá nhà (hoặc căn hộ) cũng tăng. Tỷ lệ tăng giá nhà phụ thuộc nhiều yếu tố: cơ sở hạ tầng xung quanh phát triển; nhu cầu ngày càng tăng; tăng do sốt giá đất, nhiều người đi đầu tư (chứ không mua để ở);… Do đó, việc để dành bao nhiêu năm mới đủ phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ tăng giá nhà này.

Giả sử, chọn tỷ lệ là 10%/năm. Với căn nhà có giá ban đầu 1,5 tỷ, sau 10 năm sẽ tăng giá như sau:

STTTiền nhà/căn hộ(tỷ đồng)
11,5
21,575
31,65375
41,7364375
51,823259375
61,914422344
72,010143461
82,110650634
92,216183166
102,326992324
112,44334194
122,565509037
132,693784489
142,828473713
152,969897399

Dựa vào bảng trên, ta có thể thấy như sau:

  • Sau 10 năm, khi vợ chồng anh A để dành khoảng 1,5 tỷ thì giá nhà/căn hộ đã tăng thêm hơn 800 triệu đồng. 
  • Sau 15 năm, khi vợ chồng anh để dành được khoảng 2,4 tỷ thì giá nhà/căn hộ đã tăng gần gấp đôi so với 15 năm trước.

Điều đó cho thấy, trong trường hợp để dành tiền, đủ tiền mới mua nhà, giá nhà/căn hộ luôn đi trước mức để dành của 2 anh chị. Do đó, nếu chờ đến lúc để dành đủ tiền rồi mới mua nhà lại không phải là phương án khả thi.

3. Trường hợp 2: Vậy, có nên vay tiền ngân hàng mua nhà để mua nhà trả góp?

Nếu như để dành đủ tiền mua nhà là không khả thi. Vậy thì phương án thứ 2 là vay tiền ngân hàng mua nhà trả góp. Tức hai vợ chồng sẽ vay tiền người thân hoặc vay tiền ngân hàng mua nhà mua trước, trả góp dần trong tương lai.

Nhận nhà trước trả góp sau
Vay tiền ngân hàng mua nhà, tại sao không?

Phương án này có điểm lợi là bạn sẽ mua được căn nhà với giá ngay tại thời điểm ban đầu, không lo về việc giá tăng qua từng năm. Bù lại, bạn phải trả lãi cho ngân hàng (hoặc bên cho vay) định kỳ.

Ví dụ, hai vợ chồng để dành được ⅓ số tiền (500 triệu đồng), vay ngân hàng X 1 tỷ, lãi suất 8%/năm (tùy ngân hàng), trả theo hình thức dư nợ giảm dần. Mỗi tháng, hai vợ chồng sẽ trả lãi + 1 phần tiền gốc. Tiền lãi tháng sau sẽ được tính lại dựa vào số dư nợ mới. Ví dụ cụ thể trong bảng sau:

STT thángSố dư nợTrả tiền gốcTrả lãiTổng tiền trả gốc + trả lãi
01.000.000.000,00 đ
1991.666.666,67 đ8.333.333,33 đ6.666.666,67 đ15.000.000,00 đ
2983.333.333,33 đ8.333.333,33 đ6.611.111,11 đ14.944.444,44 đ
3975.000.000,00 đ8.333.333,33 đ6.555.555,56 đ14.888.888,89 đ
4966.666.666,67 đ8.333.333,33 đ6.500.000,00 đ14.833.333,33 đ
5958.333.333,33 đ8.333.333,33 đ6.444.444,44 đ14.777.777,78 đ
11633.333.333,33 đ8.333.333,33 đ277.777,78 đ8.611.111,11 đ
11725.000.000,00 đ8.333.333,33 đ222.222,22 đ8.555.555,56 đ
11816.666.666,67 đ8.333.333,33 đ166.666,67 đ8.500.000,00 đ
1198.333.333,33 đ8.333.333,33 đ111.111,11 đ8.444.444,44 đ
1200,00 đ8.333.333,33 đ55.555,56 đ8.388.888,89 đ
Tổng cộng1.000.000.000 đ403.333.333,33 đ1.403.333.333,33 đ

Như vậy, dựa theo bảng trên, sau 10 năm, sau khi trả dứt gốc lẫn lãi là khoảng 1,403 tỷ đồng thì hai vợ chồng anh A sẽ chính thức sở hữu căn nhà mơ ước bấy lâu. Với cách trả lãi này, việc trả sẽ khá cơ cực trong thời gian đầu và dễ thở hơn về sau. Bạn có thể tạo file excel và làm tính thử để có thể hiểu rõ hơn.

Vậy còn cách nào khác nữa không?

4. Trường hợp 3: Vay nhiều kênh khác

Nếu không vay tiền ngân hàng mua nhà, hai vợ chồng anh A có thể vay thêm người thân, bạn bè để không bị tính lãi suất. Nhưng khi vay nhiều kênh như vậy, ắt hẳn vợ chồng anh A sẽ gặp nhiều khó khăn trong quản lý và trả nợ. Vừa lãi ngân hàng, lãi người quen có thể có hoặc không, lãi vay bên ngoài…

5. Trường hợp 4: Không để tiền vào một nơi cố định

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia tài chính, hai vợ chồng anh A vẫn còn một lựa chọn thứ 3. Đó là thay vì vay tiền ngân hàng mua nhà trả góp, họ sẽ ở nhà thuê, lấy số tiền trả góp đó để đi đầu tư. 

Tức thay vì dùng 500 triệu ban đầu để vay tiền ngân hàng mua nhà và số tiền trả góp mỗi tháng, hai vợ chồng anh A có thể dùng số tiền = 500 triệu + tiền trả góp – tiền thuê nhà để đi đầu tư. Nếu ví dụ sau 10 năm, số tiền lời nhiều hơn số tiền nhà thời điểm đó thì hai vợ chồng anh A có thể chọn phương án này!

Về đầu tư, có một số cách đầu tư phổ biến hiện nay như sau:

  • Đầu tư vào bất động sản
  • Đầu tư vào vàng
  • Đầu tư cổ phiếu
  • Cho vay
  • Hiện nay, công nghệ phát triển nên đã xuất hiện thêm cách đầu tư vào tiền ảo (Bitcoin,…).

Tuy nhiên, với phương án đầu tư, hai vợ chồng anh A cũng cần chú ý vài điều sau:

  1. Giá thuê nhà sẽ tăng sau mỗi năm (có thể là 3 – 5 %)
  2. Giá nhà, căn hộ có thể tăng mỗi năm tùy vào nhiều yếu tố.
  3. Việc đầu tư không phải lúc nào cũng thuận lợi, suôn sẻ. Mỗi hình thức đầu tư đều có tỷ lệ rủi ro riêng.
6. Tạm kết

Trở lại với câu chuyện ban đầu, đứng trước việc mua nhà, vợ chồng anh A có thể chờ tích cóp đủ rồi mua sau; vay người thân, vay tiền ngân hàng mua nhà để mua trước rồi trả góp sau hoặc chấp nhận ở nhà thuê, để dành tiền đó để đầu tư kiếm lời trước rồi mua nhà sau. 

Bạn thuộc tuýp người nào, thích an toàn, ổn định hay mong muốn phiêu lưu, mạo hiểm một chút? Hy vọng với câu chuyện của hai vợ chồng anh A, bạn sẽ có thể thấy được nhiều hơn về bức tranh mua nhà. Chúc bạn tìm ra được những nước đi đúng đắn cho bản thân và gia đình.